“Hà Nội cứ mưa là ngập” luôn là câu cửa miệng của nhiều người dân sống tại Thủ Đô. Vậy thực tế có đúng như vậy không. Nếu thật sự đúng như vậy thì nguyên nhân do đâu. Cách khắc phục hiệu quả nhất cho tình trạng trên là gì? Cùng tìm hiểu nào.
Cá nhân tôi còn nhớ ngay chỉ sau một trận mưa vào chiều ngày 17/08 vừa qua đã khiến cho nhiều khu vực trên các tuyến phố trung tâm bị ngập nặng. Dù rằng tôi đã nghe nhiều lần rằng các dự án và công trình chống ngập lụt đã được đầu tư rất nhiều. Vậy “nút thắt của vấn đề” nằm ở đâu?
I. Những nguyên nhân cơ bản gây ngập lụt tại Hà Nội
1. Do điều kiện tự nhiên, khí tượng và thủy văn
Nguyên nhân đầu tiên của tình trạng ngập lụt do đặc điểm về điều kiện tự nhiên, địa hình, thủy triều và lũ thượng nguồn đặc biệt tác động của Biến đổi khí hậu. Các đặc điểm về điều kiện tụ nhiên này dẫn đến các hiện tượng gây ngập:
– Ngập do triều: Do ảnh hưởng của triều biển Đông hoặc biển Tây trong những lúc triều lên hoặc triều cường, mực nước trong sông, kênh lên cao gây khó khăn cho việc tiêu thoát đối với những vùng đất thấp, gây ngập. Ngập úng có thể lớn hơn và nghiêm trọng hơn khi có sự kết hợp triều cường, lũ từ sông, từ các hồ ở thượng lưu xả về và mưa lớn diễn ra trên diện rộng sẽ gây hiệu ứng ngập sâu đô thị.
– Ngập úng do mưa: Hiện nay lượng mưa ngày càng gia tăng, mưa có cường độ lớn, thời gian mưa dài trên một diện rộng và có những ngày có những cơn mưa có vũ lượng cao gấp đôi thậm chí gấp 3-4 lần vượt cường độ thiết kế của hệ thống thoát nước và những trận mưa này xuất hiện ngày càng nhiều hơn làm cho mức độ ngập úng ngày càng sâu hơn, cứ mưa là ngập.
– Ngập úng do lũ: Lũ trực tiếp từ các sông ở thượng lưu; lũ do xả nước từ các công trình hồ tưới tiêu, hồ thủy điện ở phía thượng nguồn và càng nguy hiểm hơn khi xẩy ra đồng thời với mưa to và triều cường.
2. Năng lực tiêu thoát nước của hệ thống thoát nước.
Hệ thống tiêu thoát nước các thành phố (hầu hết được xây dựng trên nền các đô thị cũ) chưa hoàn chỉnh và còn nhiều hạn chế. Các thành phố trong quá trình phát triển nhưng do trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, tầm nhìn và vốn đầu tư khác nhau, nên đến nay hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung và tiêu thoát nước nói riêng chưa đáp ứng yêu cầu tiêu thoát nước.
Thêm vào đó các hệ thống tiêu thoát (cống tiêu, kênh tiêu…), nhất là ở khu nội thành, đã cũ lại hư hỏng, không hoặc chưa được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, cho nên khi có mưa (dù là mưa vừa) cũng đã gây nên ngập úng nhiều khu vực của thành phố.
Nhiều đô thị đang triển khai đầu tư cải tạo, xây dựng mới hệ thống thoát nước nhưng tiến độ triển khai chậm, thiếu vốn, nhiều khu đô thị mới việc xây dựng hệ thống thoát nước thiếu đồng bộ, việc kết nối giữa hệ thống thoát nước mới và hệ thống thoát nước cũ còn nhiều bất cập, không liên thông mặt khác việc kết nối hệ thống thoát nước đô thị với hệ thống thủy lợi còn nhiều hạn chế.
3. Quy hoạch, quản lý phát triển đô thị
- Thiếu quy hoạch, tầm nhìn quy hoạch và quản lý phát triển đô thị còn hạn chế; quy hoạch không đồng bộ hoặc quy hoạch còn chủ quan, thiếu liên kết vùng; công tác dự báo chưa lường hết được biến đổi khí hậu nên thông số thiết kế theo quy hoạch đã không còn phù hợp với tình hình thực tế khiến một số tuyến thoát nước dù mới được đầu tư cũng trở nên quá tải là nguyên nhân dẫn tới ngập lụt.
- Việc gia tăng diện tích bề mặt bị bê tông hóa tại các khu vực đô thị không chỉ làm gia tăng lượng nước mưa chảy trên bề mặt vì không thể thấm xuống lòng đất, làm giảm lượng nước ngầm mà còn tạo ra hiệu ứng đảo nhiệt.
- Việc khai thác nước ngầm quá mức kết hợp với việc xây dựng quá nhiều nhà cao tầng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sụt lún nền đất; việc nâng cao nền, xây đê, đường, cầu làm cản trở dòng chảy… cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ngập úng.
- Các đô thị Việt Nam hiện nay đang trong quá trình phát triển và đang là “đại công trường xây dựng” việc vận chuyển các vật liệu xây dựng như cát sỏi gây vương vãi, khi mưa đến tập trung vào các hố ga, miệng cống làm giảm tiết diện tải nước cũng như làm tăng độ nhám của hệ thống, cản trở quá trình di chuyển của dòng chảy làm cho tình trạng ngập úng trầm trọng hơn. Mặt khác nhiều kênh rạch bị cống hóa và bị san lấp làm giảm hoặc mất thể tích trữ nước.
II. Các biện pháp ngăn chặn ngập lụt tại Hà Nội
Hiện nay, Hà Nội thường xuyên ngập lụt là do xây dựng các công trình về phát triển đô thị, phát triển nhà ở, phát triển bất động sản. Tuy nhiên, bên cạnh việc xây dựng, lại không kèm theo hệ thống đồng bộ về công trình tiêu nước, thoát nước, thủy lợi.
Trước đây, việc quy hoạch của chúng ta rất rời rạc. Ví dụ khi quy hoạch bãi rác thì chỉ quan tâm vị trí đổ rác mà chưa tính toán khu dân cư, các công trình xã hội khác… hoặc khi quy hoạch nhà ở thì mới quan tâm tới số tầng chứ chưa đánh giá kỹ tác động giao thông, hạ tầng, hệ thống cấp thoát nước, do đó dẫn tới những mâu thuẫn.
Vì vậy, tìm ra biện pháp ngăn ngập lụt là việc vô cùng quan trọng. Dưới đây là 4 biện pháp để ngăn chặn việc ngập úng
1.Xử lý vấn đề quy hoạch đô thị
Rà soát, thiết lập và điều chỉnh quy hoạch đô thị theo hướng lợi dụng ưu thế tự nhiên để tăng mức độ thích nghi, giảm bớt rủi ro, giữ hiện trạng không gian dành cho nước; quy hoạch thoát nước theo hướng thoát nước bền vững thích ứng biến đổi khí hậu.
2. Xây dựng hệ thống thoát nước đô thị
Xây dựng hệ thống thoát nước đồ thị, hồ chứa nước mưa để thu gom nước tại chỗ và trữ nước. Đồng thời lồng ghép chức năng điều tiết nước mưa vào các hồ hiện hữu, lồng ghép chức năng thoát nước trong các dự án phát triển đô thị, khu dân cư. Bổ sung quy chuẩn với các công trình công cộng, thương mại chiếm dụng bề mặt lớn phải xây dựng bể ngầm chứa nước.
Các hệ thống thoát nước trên các tuyến phố cần trang bị đầy đủ phụ kiện như nắp hố ga và song chắn rác vừa đảm bảo an toàn cho người dân, vừa đáp ứng được việc thoát nước đô thị nhanh chóng
3 Hạn chế việc san lấp sông hồ
Việc san lấp sông,hồ cần phải thực hiện hạn chế. Vì những địa điểm này là nơi trực tiếp thu nước. Cấm xả rác xả rác, xây dựng trái phép, lấn chiếm dòng sông và các công trình thoát nước.
4. Xây dựng bể ngầm, hồ chứa nước mưa
Cần xây dựng hệ thông bể ngầm và hồ chưa nước tại chỗ. Đồng thời lồng ghép chức năng điều tiết nước mưa vào các hồ hiện hữu, lồng ghép chức năng thoát nước trong các dự án phát triển đô thị, khu dân cư. Bổ sung quy chuẩn với các công trình công cộng, thương mại chiếm dụng bề mặt lớn phải xây dựng bể ngầm chứa nước.
III. Kết luận:
Ngập nước đô thị dưới tác động của nhiều nguyên nhân đặc biệt tác động bất thường của biến đổi khí hậu đang là vấn đề nan giải hiện nay. Giải quyết ngập úng cần có phải có những giải pháp đồng bộ có lộ trình đòi hỏi sự quyết tâm chính trị của chính quyền các cấp, của các Bộ, ngành Trung ương và vào cuộc của các tầng lớp nhân dân